Bạch Dương đã từng không biết kiềm chế những suy nghĩ và cảm xúc hỗn độn của bản thân. Bạch Dương đã từng mặc kệ những suy nghĩ và lời nói của người khác, chỉ để theo đuổi điều mình muốn, làm điều mình thích cho thỏa lòng. Bạch Dương đã biết thận trọng hơn nhưng lại nhút nhát và sợ hãi quá nhiều, Bạch Dương đã biết kiềm chế cảm xúc hơn nhưng lại chịu đựng quá nhiều, Bạch Dương cũng đã trưởng thành và nhận thức nhiều hơn nhưng lại chẳng thể cười vui như trước nữa.
Thiết nghĩ, con người cho đến bao giờ mới thực sự trưởng thành? Đến bao giờ Bạch Dương mới thôi ngốc nghếch và nhút nhát như một đứa trẻ sợ hãi chạm vào những điều mới lạ? Đến bao giờ Bạch Dương mới thôi không ảo tưởng quá nhiều về bản thân rằng mình đã lớn?
Đôi khi, Bạch Dương chỉ ước mình được là một đứa trẻ…
Khóc một lần cho hết, giống như đứa trẻ, để tạm thời quên đi mọi thứ về cuộc sống bộn bề ngoài kia!
Khóc một lần cho hết, để cho những Bạch Dương “người lớn” biết rằng họ vốn cũng chỉ như ta mà thôi!
Khóc cho hết đi, nếu Bạch Dương không muốn cứ phải mang vác cái mặt nạ “người lớn” ấy suốt cuộc đời và khó có thể tìm được cơ hội thứ hai mà gỡ xuống.
Và Bạch Dương có thể khóc, vì Bạch Dương vốn là con người, một con người phải được khóc dù là người lớn hay không…
Khi Bạch Dương nghĩ về chính mình trước kia, Bạch Dương bỗng nhận ra bản thân mình đã từng ngông cuồng và điên rồ đến vậy. Một đứa trẻ Bạch Dương mới lớn, còn đang trong giai đoạn dậy thì lắm tật nhiều chứng. Bạch Dương đã từng không biết kiềm chế những suy nghĩ và cảm xúc hỗn độn của bản thân. Bạch Dương đã từng mặc kệ những suy nghĩ và lời nói của người khác, chỉ để theo đuổi điều mình muốn, làm điều mình thích cho thỏa lòng. Và dĩ nhiên, Bạch Dương chẳng thể chịu trách nhiệm nổi cho những hậu quả mình đã gây ra. Nếu để biện hộ, thì có lẽ ta sẽ cho rằng bản thân Bạch Dương lúc đó vốn còn quá ngây thơ và ấu trĩ, đã không suy nghĩ được nhiều và cũng chẳng nhận thức được bao nhiêu.
Nhưng khi Bạch Dương đã “lớn” hơn một chút, là bây giờ, Bạch Dương lại chẳng dám đổ thừa lỗi lầm cho những lí do xưa cũ đó. Chỉ vì Bạch Dương tự nhận mình là “người lớn”, chỉ vì bố mẹ bảo Bạch Dương “đã lớn” và xã hội thì bắt ta phải “lớn”.
“Lớn” có nghĩa là Bạch Dương chẳng thể đổ thừa lỗi lầm của mình cho việc ấu trĩ như một đứa trẻ, là Bạch Dương chẳng thể cứ làm những gì mình thích mà không quan tâm đến thái độ của bất cứ ai, là Bạch Dương bắt buộc phải kiềm chế những cảm xúc mãnh liệt của cái thời “dở dở ương ương” đó. Và cứ thế, như một quy luật của tự nhiên vậy, Bạch Dương kiêng dè những luật lệ đó, Bạch Dương phải suy nghĩ kỹ càng hơn về mọi chuyện. Và đôi khi suy nghĩ quá nhiều, Bạch Dương cứ phân vân không rõ, liệu việc Bạch Dương làm và điều Bạch Dương cương quyết có phạm phải những luật lệ đó hay không?
Rồi khi Bạch Dương nhìn lại bản thân bây giờ và đứa trẻ là mình trước đây, Bạch Dương chẳng dám trách cứ chê bai điều gì. Vì có lẽ, “người lớn” là mình đây không bằng nổi một đứa trẻ ấu trĩ nữa rồi… Bạch Dương đã biết thận trọng hơn nhưng lại nhút nhát và sợ hãi quá nhiều, Bạch Dương đã biết kiềm chế cảm xúc hơn nhưng lại chịu đựng quá nhiều, Bạch Dương cũng đã trưởng thành và nhận thức nhiều hơn nhưng lại chẳng thể cười vui như trước nữa.
Để đến khi hiểu rõ những điều đó, “đứa trẻ” trong Bạch Dương lại giãy giụa đòi ra. Nhưng quá muộn rồi, cái mặt nạ “người lớn” đó khó gỡ bỏ hơn nó tưởng. Cứ hàng ngày nó âm ỉ bên trong, vật lộn với chính bản thân nó hòng gỡ cái mặt nạ đó ra, để cho bao nhiêu khát vọng dồn nén trong nó có thể bay ra ngoài. Nhưng thực sự là đã quá muộn rồi… “đứa trẻ” đó giờ chỉ có thể chờ đợi mà thôi!
Chờ đợi được một ai đó “lớn” hơn nó, chín chắn hơn nó, để nó lại được làm trẻ con một lần nữa.
Hay là chờ đợi cho đến khi nó được khóc một lần cho hết, giãy giụa cho hết những kìm nén bấy lâu của mình.
Khóc như một đứa trẻ đói sữa! Cứ thế mà gào vang lên, mặc kệ cho nước mắt làm ướt áo, mặc kệ cho ai thấy ai không. Chỉ cần được gào vang lên một lần như thế mà thôi…
Được khóc một lần cho hết, thật khó lắm hay sao Bạch Dương?